Friday, March 25, 2016

Một số thuật ngữ trong Supply chain (Part 1)

(Source: APICS)
1. ABC Classification:
Phân chia các SKU trong kho thành 3 loại A, B, C bằng cách sử dụng nguyên lý Pareto (hay nguyên lý 80/20)
Loại A: 20% số lượng chiếm 80% giá trị
Loại B: 30% số lượng chiếm 15% giá trị
Loại C: 50% số lượng chiếm 5% giá trị
* Vì trong kho có rất nhiều mặt hàng khác nhau, không thể quản lý chúng theo một cách giống nhau. Việc chia nhỏ các mặt hàng thành 3 loại A, B, C sẽ giúp DN có cách tiếp cận quản lý thích hợp. (Vd tập trung nhiều nguồn lực hơn cho loại A: xây dựng mối quan hệ chiến lược với nhà cung cấp mặt hàng A, tăng tần suất kiểm kê tránh sai lệch tồn kho, forecast nhu cầu chính xác hơn,....)
2. ATO,  ETO, MTO, MTS, 
Tùy vào bản chất và đặc tính của sản phẩm và chiến lược phát triển của DN mà có định hướng sản xuất phù hợp:
ETO = Engineer-to-order (hoặc là Build-to-order)
Thiết kế sản phẩm dựa trên đơn đặt hàng. Với chiến lược sản xuất này, KH được tham gia ngay từ khâu thiết kế, sản xuất. VD: Một hãng xe siêu sang sản xuất theo đơn hàng của khách hàng VIP với nội thất, kiểu dáng, màu sơn theo yêu cầu
MTO = Make-to-order:
Sản xuất khi có đơn đặt hàng. VD: Khách hàng vào cửa hàng phở gọi hai tô phở. Chủ quán lúc đó mới trần bánh phở, thái thịt, phi hành,....để chế biến phở cho khách
MTS = Make-to-stock:
Sản xuất thành phẩm và lưu trữ trong kho. Thông thường những mặt hàng áp dụng chiến lược sản xuất này không có nhiều biến động về demand hoặc có thể dự đoán được demand, hàng có leadtime sản xuất dài, đáp ứng được số đông khách hàng, không có nhiều khác biệt về kích cỡ, tính chất, chủng loại, hàng có lợi thế sản xuất về quy mô.
ATO = Assemble-to-order:
Là kết hợp của MTO và MTS. Hàng được sản xuất, lắp ráp bán thành phẩm. Và khi có đơn hàng, sẽ được hoàn thiện thành sản phẩm hoàn chỉnh. VD: Nhà phân phối order nhà sản xuất 100 điện thoại màu vàng, 50 điện thoại màu xanh, 20 điện thoại màu đỏ. Nhà sản xuất khi nhận được đơn hàng, mới bắt đầu ráp vỏ điện thoại vào thân máy.
* Sản xuất kéo/ đẩy - pull/ push:


Source: www.trimergo.com
Có thể hiểu: Sản xuất đẩy (Push production) là sản xuất dựa trên dự đoán nhu cầu của khách hàng, còn sản xuất kéo (Pull producition) là sản xuất khi khách hàng đặt hàng. Hai loại hình sản xuất này có ưu điểm, nhược điểm riêng. Dựa vào định nghĩa này có thể phân chia MTS, ATO, MTO, ETO thành hai loại hình sản xuất như bên dưới:

3. BOM (Bill of material)
Là một list các nguyên liệu, bộ phận, bán thành phẩm cấu thành nên sản phẩm. Tức là chia nhỏ sản phẩm ra thành những bộ phận cấu thành. BOM là một nguồn thông tin đầu vào của MRP (Material Requirements Planning)

Source from http://www.apicsforum.com/
Nhìn vào hình ảnh minh họa trên về BOM, để sản xuất được 1 sản phẩm A, cần có 2 bộ phận X, 3 bộ phận Y và 2 bộ phận Z. Như vậy để sản xuất 100 đơn vị sản phẩm A, người ta sẽ có kế hoạch sản xuất số lượng tương ứng các bộ phận X, Y, Z.
4. Basic seven tools of quality (B7)
Đây là 7 tools quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về quy trình của mình, nhằm cải tiến quy trình tốt hơn.
7 tools lần lượt là:
4.1 Process map (cái này có vẻ hay xài nhất)

Source: www.foundasoft.com
4.2 Control chart
Source: chemwiki.ucdavis.edu
4.3 Pareto chart
Source: www.health.state.mn.us
4.4 Cause and effect diagram
Source: dentalclinicmanual.com
4.5 Histogram

4.6 Check sheet

Source:asq.org
4.7 Scatter chart

Source: Internet

5. Bullwhip effect - Hiệu ứng roi bò
Xem thêm trong blog

No comments:

Post a Comment