Thursday, March 17, 2016

Hiệu ứng Bullwhip

Hiệu ứng Bullwhip


(Source: APICS)


Trong chuỗi cung ứng, DN luôn muốn cân bằng giữa cung và cầu. Nhu cầu của khách hàng thì luôn luôn biến động và thay đổi bởi rất nhiều yếu tố. DN luôn muốn bán được hàng và không muốn hàng trong tình trạng out-of-stock (hết tồn kho) hoặc backorder (đơn không có hàng) vì thế đã giữ lượng hàng tồn kho cao hơn dự đoán, lượng hàng này gọi là safety stock. Trong trường hợp nhu cầu của khách hàng tăng cao, thì DN cũng có thể đáp ứng được với sự biến động đó. 


Sự biến động này càng tăng cao từ Customer trở ngược lại Supplier. Khi các chủ thể trong chuỗi cung ứng không có được thông tin về nhu cầu thực tế, thì sẽ phải dự đoán nhu cầu để đưa ra kế hoạch sản xuất/ mua hàng (Retailer dự đoán nhu cầu customer, distributor dự đoán nhu cầu retailer, factory dự đoán nhu cầu của distributor, supplier dự đoán nhu cầu của factory). Ở mỗi giai đoạn, một lượng safety stock lại được thêm vào khiến cho sự sai lệch càng về sau càng cao. Hiệu ứng bullwhip chính là hình ảnh chiếc roi bò, sẽ cho mọi người sự hình dung dễ hiểu.

(Source: http://www.eyeon.nl)


Trên là hai hình ảnh về hiệu ứng bullwhip, một hình là "Classical" bullwhip mà ta thường thấy, hình còn lại nhìn lạ hơn là Reverse bullwhip. Hình 1 xảy ra khi có demand uncertainty, hình 2 xảy ra với supply uncertainty (VD: Lo sợ khan hiếm nguồn hàng hoặc giá cả có thể tăng, doanh nghiệp order một lượng dự trữ, điều này khiến cho biến động tăng cao từ chiều Supplier tới Customer)


HCMC, 17/03/2016

No comments:

Post a Comment